5 điều mẹ cần biết về rôm sảy để chăm sóc trẻ đúng cách

Mùa hè thường được xem là cao điểm của tình trạng rôm sảy ở trẻ. Đừng lo lắng quá bố mẹ nhé! Nắm rõ những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn khi gặp tình trạng này đấy!

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt (Miliaria) là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi, gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi bịt kín khiến da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng. Rôm sảy xảy ra ở các bé nhiều hơn khi gặp thời tiết nóng, ẩm ướt như mùa hè. Ngoài ra, quần áo và tã bỉm bố mẹ chọn cho bé không đủ thoáng mát cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng sẽ khiến cơ thể bé rất khó chịu, ngứa và châm chích dai dẳng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, rôm sảy sẽ phát triển khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây biến chứng nặng hơn như nhọt và viêm nang lông, gây nhiễm trùng.

Do đó, các bố mẹ bỉm cần lưu ý khi các triệu chứng và nguyên nhân của rôm sảy để kịp thời xử lý và “giải cứu” cho các thiên thần nhỏ của mình.

bé bị rôm sảy
Bé bị nổi rôm sảy ở mặt.

Triệu chứng của rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện tại các vùng da như cổ, vai, ngực, nách, các vùng nếp gấp da và nơi quần áo, bỉm ma sát như khuỷu tay, khuỷu chân, háng,…

Các loại phát ban nhiệt của rôm sảy được phân theo mức độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị chặn, điều đó cũng dẫn đến các triệu chứng khác nhau.

  • Rôm sảy kết tinh (miliariastallina) là trường hợp nhẹ nhất, biểu hiện ra ngoài là các và vết sưng và mụn nước dễ vỡ.
  • Rôm sảy đỏ (miliaria rubra) hay còn gọi là nhiệt gai, là tình trạng xảy ra sâu hơn trong da. Biểu hiện ra ngoài là các vết sưng đỏ gây ngứa, châm chích khó chịu giống như bị kiến cắn.
  • Rôm sảy mủ (miliaria pustulosa) là tình trạng khi vết rôm sảy đỏ đã bắt đầu biến chứng nặng dẫn đến viêm da và hình thành mủ. Biểu hiện ra bên ngoài là các nốt đỏ hoặc mụn lông. Các mụn lông nếu bị ma sát mạnh có thể gây chảy máu, chảy mủ và gây đau rát, nhiễm trùng da.
  • Rôm sảy sâu (miliaria profunda) là trường hợp rất ít khi xảy ra và cũng là trường hợp nặng nhất và gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp hạ bì (một lớp sâu hơn của da) khiến da bị nhiễm trùng và có mụn cứng màu đỏ.

 

triệu chứng rôm sảy
Bé bị nổi rôm sảy ở cổ và ngực.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Tình trạng rôm sảy diễn ra chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, ứ đọng dưới da, mà nguyên nhân chính có thể đến từ:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Cơ thể các bé, đặt biệt là ở trẻ sơ sinh còn có nhiều hạn chế. Các tuyến mồ hôi của các bé tại thời điểm này vẫn rất nhạy cảm, đặc biệt là các bé được sưởi ấm trong lồng ấp hoặc cách mặc quần áo, mặc tã sai cách của bố mẹ.
  • Khí hậu: Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới nên thời tiết khá nóng ẩm, đặt biệt là vào mùa hè.
  • Vận động: Đối với các bé hiếu động, khi chơi và vận động các bé sẽ dễ tiết ra nhiều mồ hôi dễ dẫn đến tình trạng rôm sảy.
  • Da bé không được “thở”: Lớp quần áo quá dày hoặc tã quá bí cũng là nguyên nhân của rôm sảy.

Nhìn chung, nguyên nhân của rôm sảy chủ yếu đến từ vấn đề vệ sinh và nhiệt độ. Thế nên, một khi quan sát bé yêu có triệu chứng rôm sảy, bố mẹ bỉm cần chú ý các nguyên nhân trên và tìm cách khắc phục ngay cho các bé nhé!

trẻ bị rôm sảy
Bé bị nổi rôm sảy do không khí nóng ẩm.

Cách chăm sóc bé bị rôm sảy

Khi bé yêu bị rôm sảy, điều đầu tiên bố mẹ cần làm chính ra tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay để tránh tình trạng khiến bé nặng hơn hoặc rôm sảy kéo dài không dứt.

Tiếp theo đó, để xử lý vết ban nhiệt từ rôm sảy, bố mẹ nên:

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát: việc này sẽ giúp quần áo hạn chế ma sát với vết ban và giúp da bé được “thở” thoải mái. Quần áo và tã dùng cho bé cũng cần là loại có thể thấm hút tốt, mềm mịn, dễ chịu cho da.
  • Sử dụng thuốc bôi chuyên dụng: với trường hợp rôm sảy nhẹ, các bé chỉ cần giữ vệ sinh và ở trong môi trường thoáng mát thì tình trạng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên với trường hợp nặng gây ngứa, đau rát thì bố mẹ bỉm cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay bé thường xuyên để tránh bé tự làm trầy xước da cũng là cách giúp cho các triệu chứng không biến chuyển nặng hơn.

 

mẹ tắm cho bé
Mẹ vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh rôm sảy.

Cách điều trị & phòng tránh rôm sảy ở trẻ

Để điều trị và phòng tránh rôm sảy cho các bé, bố mẹ bỉm cần lưu ý về không gian sinh hoạt và vệ sinh của các bé. 

  • Chú ý vận động của các bé: nếu bé tiết mồ hôi nhiều, sau vận động bố mẹ nên tắm hoặc lau người để da các bé có thể “thở” và tuyến mồ hôi không bị nghẽn.
  • Nên sử dụng điều hòa và giữ cho môi trường sinh hoạt của các bé luôn mát mẻ và dễ chịu.
  • Các sản phẩm kem bôi cho bé cần được bố mẹ bỉm theo dõi kỹ thành phần, tránh các loại có chứa dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất có lợi cho sức đề kháng, đặc biệt là các khoáng chất hỗ trợ thanh nhiệt giải độc như trái cây, rau xanh,…. và uống đủ lượng nước cần cho cơ thể bé.
  • Mặc quần áo với chất liệu mềm mại, thoải mái, dù là mùa đông cũng tránh mặc quá nóng, quá chật, tránh các chất liệu vải dễ gây tổn thương da.
  • Chọn loại tã bỉm thoáng mát, thấm hút tốt giúp bé hoạt động thoải mái và không gây bí da. Với cấu tạo 5 lớp siêu thấm hút, bề mặt thoáng khí kết hợp lõi khoá thông minh, thiết kế siêu mỏng 2mm cùng gel lô hội tự nhiên, tã giấy Wonder Baby sẽ cùng mẹ nâng niu làn da bé. Nhờ đó, ba mẹ thêm phần yên tâm chăm sóc và giúp bé tránh xa rôm sảy.

 

mẹ bôi thuốc cho bé
Mẹ bôi thuốc trị rôm sảy cho bé.
Chia Sẻ Bài Viết:
Picture of Point Grey Việt Nam - Tã 5 lớp Wonder Baby

Point Grey Việt Nam - Tã 5 lớp Wonder Baby

Tã Wonder Baby đến từ Nhật Bản, gồm 5 lớp siêu thấm hút được kết hợp giữa sợi bông và gel siêu thấm hút SAP, giúp bé luôn êm thoáng, thoải mái vận động

Search
Bài Viết Liên Quan