Những cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 0 – 3 tuổi bố mẹ không nên bỏ lỡ

Hành trình phát triển trong những năm đầu đời của mỗi bé yêu đều là điều “diệu kỳ” và đóng vai trò vô cùng quan trọng khi bé lớn lên. Do đó, bố mẹ bỉm nên lưu ý kỹ các cột mốc phát triển của trẻ để các thiên thần nhỏ lớn lên thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Rời khỏi môi trường an toàn trong bụng mẹ sau “9 tháng 10 ngày”, bé yêu dần phải học cách làm quen với thế giới bên ngoài đầy lạ lẫm, nhưng cũng không kém phần thú vị. Đó cũng là lý do mà khoảng thời gian 0 – 3 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong hành trình phát triển của bé. 

Để bé có thể tiếp thu kiến thức, tạo dựng nền tảng bền vững cho sự phát triển sau này, bé cần đến sự theo sát, dìu dắt và dạy bảo cẩn thận từ ba mẹ.

Do vậy, các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ về các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 0 – 3 tuổi để có thể trở thành “người chỉ đường” cho bé yêu lớn khôn khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Cùng Wonder Baby khám phá các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 0 – 3 tuổi nhé!

1. 1 tháng tuổi

Lúc này, cơ thể bé vẫn còn yếu ớt nên chưa vận động mạnh. Bé chủ yếu nắm tay, vẫy tay hay đá nhẹ chân, vặn người. Mắt bé yêu thời điểm này cũng rất nhạy cảm với ánh sáng và chỉ nhìn thấy được các màu trắng đen với khoảng cách 20cm – 30cm. 

Do đó, bé yêu vẫn cần sự chở che, bảo bọc của mẹ ở mốc phát triển này. Ba mẹ cũng đừng ngại thể hiện tình yêu với bé nhé! Việc tăng cường cho bé bú sữa mẹ, hát ru hay nói chuyện sẽ giúp mẹ và bé thêm phần gắn kết. 

Ở cột mốc phát triển 1 tháng tuổi của trẻ, mẹ tăng cường cho bé bú sữa mẹ, hát ru hay nói chuyện để thêm phần gắn kết.

2. 3 tháng tuổi

Bé bắt đầu cử động nhiều hơn, có thể nâng đầu, biết tò mò và “hóng chuyện” khi nghe tiếng động xung quanh. Đôi khi bé sẽ phát tín hiệu yêu cầu được yêu thương và muốn được tương tác với bố mẹ.

Tại mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể khuyến khích sự vận động của các bé bằng cách cho bé tập với lấy, cầm và khám phá các đồ vật, đồ chơi an toàn. Bố mẹ cũng có thể cho bé xem tranh ảnh một màu, trò chuyện, chơi lục lạc, trống nhỏ cho bé nghe để phát triển thị giác và thính giác cho bé.

Xem sách ảnh sẽ giúp trẻ phát triển thị giác.

3.  5 – 6 tháng tuổi

Bé yêu lúc này đã bắt đầu tập ngồi và bố mẹ cần chuẩn bị cho bé một số vật tựa lưng thoải mái. Tín hiệu bé yêu phát ra cho bố mẹ khi cần sự chú ý tại thời điểm này có thể là những tiếng “bập bẹ” và bé có thể luyên thuyên cả ngày. Bé yêu cũng dần trở nên năng động hơn khi táy máy tay chân và thích di chuyển đồ chơi. 

Tại mốc phát triển của trẻ 5 – 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu cho bé bổ sung vitamin bằng nước ép hoa quả.

4. 6 – 7 tháng tuổi

Bé đã có thể tự ngồi và xoay người đi mọi hướng để “hóng chuyện” hay tìm ba mẹ. Tay và mắt bé đã có thể phối hợp linh hoạt với nhau. Biểu cảm của bé cũng đa dạng hơn, thích vỗ tay, bò trườn khắp nơi và nói chuyện, ngân nga theo ba mẹ.

Bố mẹ nên dành cho các bé thật nhiều nụ cười khích lệ, âu yếm bé và tương tác với bé thật nhiều. Mỗi ngày bố mẹ nên dành thời gian đọc sách cho bé nghe và cho bé học cách gọi tên những vật xung quanh, chơi một số món đồ chơi đơn giản như bóng mềm, ô tô, thú bông,…

Giai đoạn này cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé nên đa dạng nhóm chất, từ tinh bột, chất béo, chất đạm đến vitamin và chất khoáng cần thiết. Tuy nhiên thời điểm này, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng chính, mẹ chỉ bổ sung phần ăn dặm để tăng nguồn năng lượng phụ. 

Trẻ có thể ăn dặm từ 6 – 7 tháng tuổi nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ.

5. 7 – 8 tháng tuổi

Tại mốc phát triển của trẻ 7 – 8 tháng tuổi, bé yêu đã biết bò và thậm chí các bé di chuyển rất nhanh. Các ngón tay cũng trở nên linh hoạt và ngôn ngữ cơ thể cũng tốt hơn. Thời điểm này các bé đã có thể chơi đùa với đồ chơi bằng cả hai tay, biết tách xếp các món đồ chơi đơn giản.

Bé sẽ nghe hiểu một số từ mà mọi người thường nói, cũng sẽ bập bẹ nhiều hơn để “tham gia cuộc trò chuyện” với mọi người.

Giai đoạn này, trẻ có thể bò khắp nơi để khám phá mọi điều thú vị xung quanh.

6. 8 – 9 tháng tuổi

Khi tới 8 – 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đứng, lôi kéo các điểm tựa xung quanh để tập đi và tạo nhiều tiếng động để thu hút sự chú ý từ người lớn.

Tay chân các bé sẽ linh hoạt hơn và có thể nắm thả đồ vật. Thời điểm này bé rất năng động, dễ té ngã nên bố mẹ cần quan sát thường xuyên và cẩn thận với các khu vực trơn trượt hay nguy hiểm như cầu thang,…

Lúc này bé cũng có thể giảm dần lượng sữa và tăng bữa ăn dặm. Đồ chơi cho các bé cũng cần được chú ý nhằm phát triển các giác quan và khơi dậy sự khám phá như các khối hình, hộp rỗng,…

Trẻ thích thú khám phá các khối hình, hộp rỗng,… từ đó phát triển các giác quan khi 8 – 9 tháng tuổi.

7.  10 tháng tuổi

Bé yêu tại mốc phát triển của trẻ 10 tháng tuổi đã có thể tự đứng dậy và chập chững tập đi, có thể gọi bố mẹ rõ hơn và bắt đầu kết bạn, tìm bạn chơi cùng. Các ngón tay bé cũng linh hoạt hơn nhiều, có lực cầm nắm, kéo đẩy đồ vật và có thể tập uống nước bằng cốc trẻ em.

8.  11 – 12 tháng tuổi

Tại mốc phát triển của trẻ 11 tháng tuổi, bé đã có thể đi khắp nơi bằng cách bám vào tường và các vật xung quanh. Bé có thể bắt đầu học từ bằng sách, tranh ảnh và tự lật giở sách linh hoạt. Bé yêu đã có một vốn từ nhất định và sẽ thích nói, tinh nghịch, ham chơi hơn. Một lưu ý nhỏ là đây cũng là thời điểm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nên ba mẹ cần nói chuyện với bé nhiều hơn nhé!

Ngoài sách tập đọc, bố mẹ có thể cho bé chơi các món đồ chơi kích thích trí não nhằm phát triển trí tưởng tượng của bé. 

Mẹ bỉm cũng có thể tập cho bé tự ăn bằng thìa tại thời điểm này để bé làm quen dần.

9.  12 – 15 tháng tuổi

Bé yêu đã biết đi, biết cúi người nhặt đồ và chào người lớn. Các bé sẽ rất tò mò và có trí nhớ siêu phàm. Bé có thể nhận biết được tất cả đồ chơi của mình và bắt đầu có chính kiến riêng. Tuy nhiên lúc này bé nhạy cảm hơn khi ở môi trường lạ hay gặp người lạ. Do vậy, ba mẹ hãy luôn bên cạnh bé và giúp bé làm quen dần với thế giới xung quanh.

Giai đoạn này, bố mẹ nên cho bé ăn nhiều hoa quả và tự ăn cơm. Việc cho các bé chơi nhạc cụ cũng là trò chơi lý tưởng để bố mẹ tìm ra các nhạc công tuyệt vời và dùng âm nhạc kích thích sự tập trung cho trẻ.

Trẻ có thể chơi các nhạc cụ để kích thích sự tập trung.

10.  15 – 18 tháng tuổi

Khi trẻ trên 15 tháng tuổi, cái “tôi” sẽ phát triển mạnh, bắt đầu có khả năng phân tích và tự giải quyết một số việc đơn giản. Bé sẽ nói những câu ngắn và đơn giản, thậm chí trong suy nghĩ của các bé đang là một sơ đồ tư duy rộng lớn với trí tưởng tượng tuyệt vời nhưng lại chưa biết cách thể hiện ra.

Bé yêu lúc này đã có thể tự rửa mặt và học cách đi toilet. Bên cạnh đó, các bé sẽ thường có sở thích quan sát và bắt chước lại những người thân xung quanh.

11.  18 – 21 tháng tuổi

Lúc này bé đã có thể giữ thăng bằng rất tốt và thích di chuyển đồ đạc, làm bố mẹ đau đầu bằng cách chạy nhảy và khuấy động mọi thứ. Bé yêu cũng đã mọc được khoảng 10 cái răng và thích tự giải quyết các vấn đề của mình.

Tại mốc phát triển của trẻ 18 – 21 tháng tuổi, các ý kiến trong suy nghĩ của bé cũng được thể hiện rõ hơn. Tính sáng tạo và năng lực tư duy của các bé cũng được phát triển rõ rệt. Ba mẹ có thể cho bé chơi các trò đơn giản như xâu chuỗi hạt, ghép hình đơn giản, hay để bé vẽ nguệch ngoạc,…

12.  21 – 24 tháng tuổi

Tại mốc phát triển của trẻ từ 21 – 24 tháng tuổi, các bé đã đi vững, ít ngã và có trí nhớ tốt. Tay chân và mắt của bé phối hợp thành thạo và có thể tự làm một số việc đơn giản như rửa tay, lau mũi, mặc quần áo và tự đi toilet. Ngoài ra, mẹ có thể tập cho bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể thành thạo hơn, sử dụng muỗng để tự ăn uống,…

Thời điểm này bố mẹ bỉm cần đặc biệt kiên nhẫn chỉ dạy bé mọi thứ, bởi bé chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển và biểu đạt bản thân. Việc đồng hành cùng bé sẽ giúp bé phát triển đúng hướng cho sau này.

Ba mẹ có thể tập cho trẻ những hoạt động vệ sinh cơ bản như rửa tay, lau mũi, mặc quần áo,… ở cột mốt phát triển 21 – 24 tháng tuổi.

13.  24 – 30 tháng tuổi

Lúc này, bé yêu đã đi vững, nhạy bén hơn khi quan sát các vấn đề xung quanh. Bé sẽ có mong muốn độc lập và có tính sở hữu cao nhưng vẫn sẽ dựa dẫm nhiều vào bố mẹ.

Bố mẹ có thể dạy bé phụ giúp mình một số việc nhà đơn giản tại thời điểm này như gấp quần áo, lau bàn,… Việc trò chuyện với bé thường xuyên còn giúp ba mẹ thấu hiểu nhu cầu của bé, cũng như giúp bé phát triển ngôn ngữ.

Trẻ có thể phụ giúp ba mẹ những việc nhà đơn giản ở giai đoạn 24 – 30 tháng tuổi.

14.  30 – 36 tháng tuổi

Khi 30 – 36 tháng tuổi, bé yêu sẽ “nổi loạn” và bộc lộ cảm xúc nhiều hơn. Do vậy, ba mẹ  nên đặt ra những giới hạn cho con, nhưng đảm bảo không quá “khắt khe”. Khả năng giao tiếp và kết bạn của bé tại thời điểm này cũng phát triển vượt bậc. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể rèn luyện cho bé một số việc nhà cơ bản nhưng thú vị như trồng hoa, chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn hoặc cùng bé chơi các trò chơi trí tuệ,…

Để bé yêu không nhút nhát và năng động, mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Trong một môi trường, không gian rộng lớn, bé sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, khám phá và phát triển bản thân hơn.

Càng để bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bé sẽ càng có nhiều cơ hội để học hỏi, khám phá và phát triển bản thân.

Có thể thấy, từ khi chào đời đến khi tròn 3 tuổi, thời gian bé yêu lớn lên về cả thể chất lẫn tư duy đều rất nhanh và mỗi cột mốc của bé đều cần sự đồng hành và hỗ trợ từ bố mẹ. Chỉ cần hiểu và nắm được những cột mốc phát triển của trẻ, ba mẹ sẽ là những người bạn tuyệt vời nhất của bé.

Chia Sẻ Bài Viết:
Picture of Point Grey Việt Nam - Tã 5 lớp Wonder Baby

Point Grey Việt Nam - Tã 5 lớp Wonder Baby

Tã Wonder Baby đến từ Nhật Bản, gồm 5 lớp siêu thấm hút được kết hợp giữa sợi bông và gel siêu thấm hút SAP, giúp bé luôn êm thoáng, thoải mái vận động

Search
Bài Viết Liên Quan